fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinCơ hội nghề nghiệp của khối ngành kinh tế

Cơ hội nghề nghiệp của khối ngành kinh tế

Khối ngành kinh tế là một trong những khối ngành thu hút được đông đảo sinh viên theo học. Vậy nhu cầu nhân lực của ngành này như thế nào?

Khối ngành kinh tế thông thường bao gồm các ngành học sau: tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, thuế – hải quan, kinh doanh thương mại, quản trị kinh doanh…Nhu cầu nhân lực hay cơ hội nghề nghiệp của khối ngành kinh tế phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì cơ hội việc làm cho sinh viên khối ngành kinh tế rất mở rộng.

Ngành tài chính – ngân hàng

Tài chính ngân hàng được hiểu nôm na là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế. Liên quan đến Tài chính ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

Sinh viên theo học ngành tài chính – ngân hàng sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa. Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính – ngân hàng, sinh viên có thể làm những công việc như: Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ, Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; Chuyên viên tài trợ thương mại; Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…

_B138788

Ngành kế toán – kiểm toán

Nhu cầu về kế toán luôn luôn cần thiết và quan trọng. Không có một tổ chức nào lại không cần sử dụng đến những nghiệp vụ liên quan đến kế toán. Thậm chí, có nhiều công ty, số lượng kiểm toán lên đến vài chục người. Do đó, có thể khẳng định rằng kế toán là ngành nghề dễ tìm kiếm việc làm. Vậy, học kế toán bạn sẽ có thể làm được những việc gì?

Kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Phân tích ngân sách: Có trách nhiệm phát triển và quản lý các kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp.

Tài chính: Lập báo cáo tài chính dựa trên sổ sách kế toán tổng hợp và tham gia vào việc đưa ra những quyết định tài chính quan trọng có liên quan sát nhập và mua lại công ty…

Kế toán quản trị: Phân tích cơ cấu của các doanh nghiệp

Thuế: Đóng vai trò như một cơ quan thuế có đăng ký lập các báo cáo và tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp

Rủi ro kinh doanh: Xác định rủi ro kinh doanh về mặt chiến lược về hoạt động, đưa ra đánh giá về hiệu quả điều hành doanh nghiệp và triển khai các phương án phòng trừ rủi ro kinh doanh.

Kế toán môi trường: Giải quyết các vấn đề giúp hoạt động của công ty vừa có thể sinh lợi nhuận lại vừa đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường

Kế toán pháp lý: Xác định và theo dõi các hành vi gian lận, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, những tư liệu này sẽ được coi là bằng chứng để giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật.

Chuyên gia kế toán quốc tế: Xử lý các giao dịch xuyên biên giới, các hợp đồng ngoại thương và các hoạt động giao thương quốc tế.

Ngành kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là ngành cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như: Marketing, Nghiên cứu thị trường, Hoạt động chiêu thị, PR, Lập kế hoạch kinh doanh, Nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính…để đạt được lợi ích tối đa cho khách hàng và Doanh nghiệp, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế hiện nay.

Ngành Kinh doanh thương mại hiện đang là một trong những ngành có nhu cầu rất cao và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là rất lớn. Sinh viên chuyên ngành kinh doanh thương mại được đào tạo kiến thức và kỹ năng về thương mại, quản trị doanh nghiệp thương mại, có khả năng tham mưu lãnh đạo thương mại hiệu quả. Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các đơn vị xuất nhập khẩu, thương mại, các công ty nước ngoài, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại…

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular