fbpx
Thursday, April 18, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinCơ hội nào cho những bạn học trái ngành hoặc tự học...

Cơ hội nào cho những bạn học trái ngành hoặc tự học lập trình?

Gần đây, do nhu cầu việc làm của ngành lập trình ngày càng cao, báo đài thì tung hô thời đại Công Nghệ 4.0 nên ngành IT đang dần trở thành ngành… hot, được nhiều người quan tâm.

Do vậy có rất nhiều bạn học trái ngành, nhưng vì đam mê IT (hoặc đam mê mức lương và công việc, cái này cũng không có gì xấu) nên muốn chuyển qua ngành này, tự học, tự tìm hiểu thêm về ngành IT.

Vì vậy, trong bài này, mình sẽ chia sẻ về những khó khăn và cơ hội cho những bạn học trái ngành hoặc tự học nhé. Hi vọng nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định chuyển ngành, đưa ra lựa chọn cho tương lai của mình!

Những khó khăn khi học trái ngành hoặc không có bằng

Một điều phải nói trước, khi lựa chọn chuyển ngành sang IT hoặc tự học lập trình, con đường phía trước mặt bạn không hề bằng phẳng mà sẽ có khá nhiều khó khăn vất vả. Nếu ngành này mà dễ ăn thì ai cũng nhảy vào cả rồi!

1. Khó học, khó theo, dễ nản

Khó khăn đầu tiên, đó là bản thân ngành IT khá khó, đòi hỏi khả năng tư duy, sự kiên trì và nhẫn nại. Khi mới học, bạn sẽ rất dễ ngộp khi phải tiếp xúc với rất nhiều thứ mới, phải thay đổi cách nghĩ.

Hoặc khi bạn ngồi 3, 4 tiếng chỉ để code một chương trình nho nhỏ, hoặc fix cả ngày mà không tìm ra lỗi. Bạn sẽ cảm thấy nản, nghĩ mình không đủ trình độ, không theo nổi ngành này.

Thật ra, bản thân dân sinh viên IT, dân đã đi làm lâu lâu cũng nghĩ vậy nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

2. Không có lộ trình học, dễ lạc lối hoặc hổng kiến thức căn bản

Do ngành IT đòi hỏi tự học là chính, nên kiến thức trên mạng cũng khá là nhiều. Tuy nhiên, chúng khá là rời rạc. Những bộ giáo trình hoàn chỉnh thì cũng chỉ dạy bạn đến bước … nhập môn là cùng, còn về sau là hoàn toàn lạc lối, để bạn phải tự bơi.

Ngoài ra, với các bạn tự học, các bạn dễ tập trung những môn dễ, học được là làm ngay như làm web, làm app… mà bỏ qua những môn khó, những môn lý thuyết quan trọng như mạng máy tính, hệ điều hành, thuật toán v…v, dẫn tới việc bị hổng căn bản.

3. Khó tìm việc khi mới bắt đầu

Mặc dù ngành IT mình không quá coi trọng bằng cấp, đa phần các công ty yêu cầu tuyển người có bằng ĐH, Cao Đẳng, chứng minh bạn đã được đào tạo những thứ căn bản trong trường lớp.

Nếu không có bằng, cũng không có kinh nghiệm hay dự án thực tế để show trong CV, bạn sẽ rất khó để qua được vòng CV, vào vòng phỏng vấn để chứng tỏ bản thân. Đơn giản là vì mấy bạn HR đã loại CV của bạn ngay từ đầu rồi.

Chưa kể, phỏng vấn ở những vị trí junior thường xoáy nhiều vào kiến thức căn bản và thuật toán, những kiến thức mà các bạn rất dễ bị hổng khi tự học.

Bên cạnh đó, vẫn có cơ hội và hi vọng

Mình nói về những khó khăn không phải để “hù” các bạn, mà chỉ để các bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước để đối mặt với chúng.

Ngành IT hiện tại vẫn đang khá thiếu nhân lực. Bên cạnh những công ty yêu cầu bằng, vẫn có một số công ty tuyển người mà không nhìn bằng cấp, chỉ cần bạn chứng minh mình có năng lực, có kinh nghiệm, đã trải qua dự án thực tế là được.

Khi bạn đã đi làm được một vài năm, kinh qua nhiều dự án, có kinh nghiệm rồi thì người ta cũng sẽ không để ý đến bằng cấp của bạn đâu. Quá trình phỏng vấn cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào những thứ bạn đã làm, cách bạn giải quyết vấn đề chứ không chỉ còn là lý thuyết, thuật toán khô khan nữa!

Một số lời khuyên cho bạn:

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho những bạn đam mê ngành, muốn tìm được một công việc cho ngành IT, trở thành một lập trình viên thực thụ:

  • Đừng quá lo lắng và so sánh kiến thức/mức lương của mìnhvới người khác. Có nhiều đứa học ĐH chuyên ngành IT ra, nhưng cũng đâu có biết chữ nào, đâu làm được gì ra hồn đâu.
  • Đừng học tràn lan, đại trà mà hãy xác định mục tiêu học tập của mình, sau đó kiếm một lộ trình học lập trình phù hợp.
  • Để đỡ nản chí, hãy kiếm người học chung, hoặc ra trung tâm học cơ bản trước. Bạn sẽ tìm được bạn bè, có động lực học, cũng như có kiến thức nền tảng để bắt đầu.
  • Tự làm những dự án nho nhỏ để làm đẹp CV. Những dự án này sẽ chứng tỏ khả năng của bạn. Nhà tuyển dụng khi PV cũng có cái để hỏi, không cần phải xoắn vào lý thuyết hay thuật toán nữa
  • Bằng mọi giá, cố gắng đi thực tập để học hỏi. Thực tập 6 tháng sẽ cho bạn kinh nghiệm, kiến thức nhiều hơn 1 năm tự học hoặc học trung tâm đấy!

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular