fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn SửPhần 2 - Chương 3 - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn...

Phần 2 – Chương 3 – Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 3)

Câu 32. Từ cuối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào?

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê-nô, Luông- pha-băng

B. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Luông-pha-băng.

C. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plây-cu, Luông-pha-băng.

D. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Sầm Nưa.

Câu 33. Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

B. “Thà hi sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ” .

C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến tháng!”.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 34. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như… của thế kỉ XX”.

A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.

B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.

C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm – Xoài Mút, một Đống Đa.

D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đông Đa.

Câu 35. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định?

A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thố của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.

C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 – 1956.

D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu 36. Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng.

B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng.

C. Có hậu phương vững chắc.

D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 37. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh….” . Đó là câu nói của ai?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Trường Chinh.

D. Phạm Văn Đồng.

Câu 38. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?

A. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.

B. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

C. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 39. Lí do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?

A. Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.

B. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.

C. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.

D. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh, Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.

Câu 40. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 44 tiểu đoàn.         B. 80 tiểu đoàn.

C. 84 tiểu đoàn.         D. 86 tiểu đoàn.

Câu 41. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A. 40 tiểu đoàn.         B. 44 tiểu đoàn.

C. 46 tiểu đoàn.         D. 84 tiểu đoàn.

Câu 42. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 43. Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất?

A. Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng.

B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.

C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.

D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây cu, Luông-pha-băng.

Câu 44. Đông – Xuân 1953 – 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh – Nghệ – Tĩnh.

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Lào.

D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

Câu 45. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9 – 1953) đề ra kế hoạch tác Đông – Xuân (1953 – 1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

A. Chính trị và quân sự.

B. Chính diện và sau lưng địch.

C. Quân sự và ngoại giao.

D. Chính trị và ngoại giao.

Câu 46. Phương châm chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

B. “Đánh chắc, thắng chắc”.

C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.

D. “Tích cục, chủ động, cơ động, linh hoạt” “Đánh chắc thắng”.

Đáp án

Câu 32 33 34 35 36 37 38 39
Đáp án b c d b a b a b
Câu 40 41 42 43 44 45 46
Đáp án c b b a b c b

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular