fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn SửPhần 2 - Chương 3 - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn...

Phần 2 – Chương 3 – Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 2)

Câu 17. Vì sao đến năm 1953, ta mới mở mặt trận ngoại giao, mở ra khi khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương ?

A. Vì đây là thời điểm thuận lợi, quân ta đã giành và phát huy thế chủ động trên chiến trường.

B. Vì Pháp đã sa lầy chiến tranh và đã có xu hướng chấp nhận một giải pháp hoà bình để “rút lui trong danh dự”.

C. Vì dư luận quốc tế cũng ủng hộ việc tiến hành đàm phán, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 18. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau : “Nếu Chính phủ Pháp đã rát được bãi học trong cuộc chiến tranh trong mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách … và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối… thì nhân dân vá Chinh phả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp nhận ý muốn đó”.

A. Thương lượng, niềm dẻo.

B. Thương lượng, hoà bình.

C. Đàm phán, mềm dẻo.

D. Hoà đàm, hoà bình.

Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Cơ sở cửa việc đình chiến là Việt Nam là Chính phủ Pháp … tôn trọng … thực sự của Việt Nam”.

A. Thật thà, nền độc lập.

B. Cam kết, nền độc lập.

C. Thật sự, chủ quyền.

D. Thật lòng, chủ quyền.

Câu 20. Bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra từ Hội nghị Giơnevơ là:

A. Chiến thắng quân sự có vai trò quyết định đến chiến thắng trên bàn hội nghị.

B. Hội nghị bàn về bất cứ một vấn đề gì, nhất định phải do các bên liên quan trực tiếp chủ động mở.

C. Không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán khi tương quan lực lượng quá chênh lệch.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 21. Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ ?

A. Nguyễn Duy Trinh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Xuân Thuỷ.

D. Nguyễn Thị Bình.

Câu 22. Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ?

A. Quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

B. Độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.

C. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

D. Độc lập, thống nhất, quyền lựa chọn con đường phát triển phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

Câu 23. Theo Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường nào ?

A. Tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

B. Thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết.

C. Trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng oách thức nào.

D. Trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của Miền Nam Việt Nam.

Câu 24. Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam gồm những nước nào?

A. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ba Lan

B. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ca-na-đa

C. Ca-na-đa, Ấn Độ, Ba Lan

D. Ca-na-đa, Ấn Độ, Nam Tư

Câu 25.Một hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Vận chuyển bằng bè mảng

B. Vận chuyển bằng ngựa thồ

C. Vận chuyến bằng voi thồ

D. Vận chuyển bằng xe đạp

Câu 26. Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về chiến tranh ở Đông Dương đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 26/4/1954 đến 21/7/1954

B. 1/5/1954 đến 21/7/1954

C. 8/5/1954 đến 21/7/1954

D. 7/5/1954 đến 21/7/1954

Câu 27.Ai là người cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm tướng Đờ Cát-tơ-ri?

A. Hoàng Đăng Vinh

B. Bùi Quang Thận

C. Tạ Quốc Luật

D. Nguyễn Văn Nhỏ

Câu 28. Khối bộc phá nổ tung đồi A.l có trọng lượng bao nhiêu?

A. 500 kg         B. 850 kg

C. 1000 kg         D. 960 kg

Câu 29. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về vùng nào?

A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.

B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.

C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.

D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.

Câu 30. Nội dung cơ bản trong bước I của kế hoạch quân sự Na-Va là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

C. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

Câu 31. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông – Xuân

A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.

B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.

C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.

D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 -1954.

Đáp án

Câu 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án b a d b c a c d
Câu 25 26 27 28 29 30 31
Đáp án c a d c c a b

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular