fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn SửBí quyết đạt điểm cao trong thi trắc nghiệm môn Lịch sử

Bí quyết đạt điểm cao trong thi trắc nghiệm môn Lịch sử

Sau những chia sẻ “5 bí quyết học nhanh và nhớ lâu để thi trắc nghiệm môn Lịch sử” nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc, người thầy của nhiều học sinh giỏi quốc gia, thủ khoa ĐH môn Sư – Th.s Trần Trung Hiếu (GV trường THPT Chuyên Phan Bộ Châu, Nghệ An) tiếp tục chia sẻ bí quyết để thí sinh đạt điểm cao trong làm bài thi trắc nghiệm. Sau đây, mời bạn đọc cùng theo dõi 5 gợi ý của Th.s Trần Trung Hiếu.

Với hình thức thi trắc nghiệm, Th.s Trần Trung Hiếu khuyên các thí sinh không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc”; nếu không biết phương án đúng thì hãy loại trừ các phương án sai…

Thứ nhất, thí sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. 50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho nhưng câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.

Thứ hai, đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lựa chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để thí sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

Thứ ba, thời gian làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử chỉ có 50 phút với 40 câu hỏi nên cần tính toán khả năng từ “chậm và chắc” sang “chậm” thành “nhanh”. Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự.

Thứ tư, nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ. Một khi các em không có cho mình một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.

Thứ năm, trong cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử THPT quốc gia 2017, học sinh cần phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau để trên cơ sở đó có các phương án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan :

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu bằng hình thức điền vào ô trông những kiến thức đúng.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) lô gic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo cách: sự kiện nào có trước, có sau? sự kiện nào quyết định sự kiên nào? Sự kiện nào là nguyên nhân, sự kiện nào là hệ quả…

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản.

+ Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước các câu hỏi như vậy.

Để làm bài thi thật tốt, TS cũng cần chú ý nắm chắc kiến thức cơ bản của SGK hiện hành và tránh học tủ, học lệch vì kiến thức của 40 câu trải đều từ phần lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian. Học tủ, học lệch sẽ thất bại, Th.s Trần Trung Hiếu nhấn mạnh.

Câu cuối cùng, với tâm huyết và kinh nghiệm của hơn 20 năm giảng dạy học sinh ôn thi tốt nghiệp, đại học và thi học sinh giỏi để sẻ chia với các thí sinh, Th.s Hiếu cho rằng: Dù bất cứ kỳ thi nào, với hình thức nào thì thành công luôn là thành quả của phép cộng 3 yếu tố : thực lực, nỗ lực và may mắn.

Chúc các em ôn và thi tốt!

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular