fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTin tuyển sinh7 Đề xuất mới nhất về thi THPT Quốc gia 2016

7 Đề xuất mới nhất về thi THPT Quốc gia 2016

Để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia 2016 tới đây, chiều 21/3, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các trường đại học tổ chức cụm thi từ Đà Nẵng vào TP HCM. 

Quy định về chấm thi tại cụm Đại học

Các cụm thi Đại học có nhiệm vụ thành lập hội đồng chấm thi, trong đó có chủ tịch hội đồng và các cán bộ chấm thi bộ môn. Chủ tịch hội đồng chấm thi là lãnh đạo nhà trường, cán bộ chấm thi là giảng viên hoặc giáo viên bậc THPT đúng chuyên môn, đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc chấm thi. Số giáo viên chấm thi của Sở GD&ĐT không ít hơn 50% tổng số cán bộ chấm thi.

Lãnh đạo nhiều trường tỏ ra lo ngại về vấn đề chấm thi tại các cụm thi ở tỉnh lẻ. Khi mà giáo viên địa phương có xu hướng chấm nương tay cho thí sinh tỉnh nhà và lãnh đạo sở thường đặt nặng vấn đề thành tích. Một số đại diện nhấn mạnh Bộ cần siết chặt công tác chấm thi tại tỉnh để đảm bảo công bằng cho kỳ thi.

Toàn bộ dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh tại các cụm thi Đại học phải được chuyển cho các Sở GD&ĐT trước ngày 20/5/2016. Số báo danh của thí sinh sẽ được đánh bằng phần mềm do Bộ GD&ĐT cung cấp. Việc sắp phòng thi và cấp Giấy báo dự thi cũng phải tuân thủ theo quy định trong phần mềm quản lý thi cử của Bộ. Công tác này phải hoàn thành và công bố cho tất cả các thí sinh trước ngày 12/6/2016.

Cần cân nhắc khi cho thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã cho phép các thí sinh được phép nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ngoài 2 hình thức là đăng ký trực tuyến và gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Trong cuộc họp vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý các lãnh đạo trường đại học cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện phương án này. Nếu để thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp thì cần phải có phương án để tránh tình trạng thí sinh ồ ạt đổ đến trường thì để nộp hồ sơ.

Ngoài ra, cần chuẩn bị nhân lực cần thiết để phục vụ các thí sinh đến nộp trực tiếp tại trường và phải kết hợp hài hòa trách nhiệm, quyền hạn giữa các trường đại học có liên quan cùng với Sở GD&Đt địa phương trong công tác này.

Các trường khẳng định sẽ làm tốt công tác tổ chức thi

Các lãnh đạo phía nhà trường đều tự tin sẽ thực hiện tốt công tác tổ chức thi cử tại trường mình theo hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, sao cho kỳ thi diễn ra đúng tiêu chí thuận tiện, công bằng, nghiêm túc và tiết kiệm. Các trường Đại học cũng sẽ thống nhất về kinh phí liên quan đến tổ chức thi THPT Quốc gia 2016.

Hầu hết các trường được chủ trì cụm thi Đại học đều đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi cử. Ngoài cơ sở vật chất được chuẩn bị kỹ càng, các trường đều sắp xếp nhiều nhân lực để đảm bảo an ninh trường thi. Ngoài ra, Thứ trưởng Ga cho biết, nếu không đủ nhân lực, trường có thể phối hợp với Sở GD&ĐT địa phương để huy động cán bộ coi thi gần nhất trên địa bàn. Trước khi giao nhiệm vụ cho các trường, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành trao đổi sơ bộ với tất cả các trường.

Đề xuất bỏ thi tự luận môn Ngoại ngữ

Theo đánh giá của nhiều đại diện nhà trường, phần thi tự luận chỉ chiếm 20% tỷ lệ bài thi nên mức độ phân hóa không quá cao. Nếu thi theo hình thức 100% trắc nghiệm và tăng cường câu hỏi khó vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo được việc đánh giá và phân loại thí sinh. Việc kết hợp 2 hình thức thi trong 1 bài thi sẽ làm phức tạp hóa công tác chấm thi. Thêm vào đó, các thí sinh cũng chỉ tập trung làm phần thi trắc nghiệm, rất ít em có thời gian làm phần tự luận. Như vậy là thiệt thòi cho các em. Bộ nên xem xét bỏ phần thi này trong đề thi môn Ngoại ngữ.

Sẽ có ít nhất 70 cụm thi đại học

Trước khi diễn ra cuộc họp này, Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách dự kiến của 120 cụm thi, trong đó có 70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp. Hiện Bộ vẫn đang xem xét và cân nhắc thêm một số cụm thi để đảm bảo tất cả các thí sinh sẽ được thi tại tỉnh nhà.

Theo thống kê, có 14 tỉnh thành trên cả nước không tổ chức cụm thi tốt nghiệp, các tỉnh này chỉ tổ chức cụm thi đại học. Bộ yêu cầu lãnh đạo Sở GD&ĐT địa phương này phải chịu trách nhiệm trong việc thuyên chuyển thí sinh trên địa bàn đến cụm thi thuận tiện nhất. Ước tính mỗi cụm thi đại học sẽ có khoảng 10.000 thí sinh tham gia dự thi. Con số này đã giảm 1 nửa so với năm 2015. Điều này sẽ giúp công tác tổ chức thi, trông thi và chấm thi giảm tải đi rất nhiều.

Trách nhiệm của các trường Đại học

Trong cuộc họp, Thứ trưởng nhấn mạnh về trách nhiệm của các trường phải thực hiện thật tốt trong kỳ thi sắp tới. Bao gồm các công tác: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, công bố kết quả thi, in giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh; bảo quản bài thi của thí sinh và các tài liệu liên quan của hội đồng thi; xử lý thắc mắc, khiếu nại của thí sinh.

Các trường chủ trì phải phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT cũng như các trường đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ khác để đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác tổ chức thi. Bộ quy định trường đại học chủ trì phải huy động tối thiểu 50% cán bộ coi thì và ít nhất 1/2 tổng số cán bộ giám sát phòng thi ở mỗi điểm thi. Trường đại học, cao đẳng phối hợp cử ít nhất 20% cán bộ tham gia coi thi, còn lại là giáo viên do Sở GD&ĐT điều động.

Kinh phí tổ chức kỳ thi

Kinh phí tổ chức thi được sử dụng từ 2 nguồn:

Chi phí ăn ở, đi lại của các cán bộ tham gia tổ chức thi sẽ do ngân sách nhà nước chi trả. Mức chi do Bộ GD&ĐT thống nhất với Bộ Tài chính.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular