fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn VănViết bài làm văn số 5 - Đề 3 - Bài 2

Viết bài làm văn số 5 – Đề 3 – Bài 2

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

Bài làm 2

Một người nghệ sĩ thực sự là người biết cách truyền tình cảm, suy nghĩ của mình thông qua lời thơ câu văn vừa kín đáo nhưng cũng vừa rõ ràng, nghệ sĩ viết những điều diễn ra trong cuộc sống và tái hiện lại một cách sinh động. “Một cuốn sách hay” là cuốn sách có thể làm biến đổi tâm trạng con người, từ vui thành buồn, buồn thành vui, là nơi tâm hồn con người có thể hòa nhập vào từng câu chữ, cuốn sách ấy là kết tinh của cuộc sống, là cái có thể gợi lên cảm xúc cho người đọc, nơi con người sống trong một thế giới khác tách xa hiện tại và “gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm”.

Ý kiến của nhà văn Pháp hoàn tòan đúng, một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường, nó không chỉ tái hiện lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo, phát triển tâm hồn ta, nuôi dưỡng và nâng cao nó. Như câu nói của nhà văn nhà thơ nổi tiếng Gorki: “Văn học là nhân học” hay Bêlinxki đã nói “Nhà thơ là người nghệ sĩ của từ”, họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với người đọc qua đó. Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim, đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai, là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn, lòng bao dung của con người ngày càng rộng hơn, người ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho người khác hơn,nó đã khiến bao người rơi nước mắt và đó là điều kì diệu của văn học, là “cuốn sách hay” thực sự.

Ý kiến của nhà văn Pháp có thể hiểu như sau: một tác phẩm có giá trị và thật sự hay khi nó khiến cho tâm hồn và tinh thần con người thêm cao đẹp, trau dồi những phẩm chất có sẵn và xây dựng những phẩm chất chưa có, cũng như khơi nguồn những gì tốt đẹp nhất trong tận sâu con người ta. Ý kiến của ông cũng được nhiều nhà văn đồng tình.

“Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch hơn” (Thạch Lam). Văn chương có 3 chức năng, một trong các chức năng đó là chức năng nhận thức. Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân, nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm. Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống, cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên, hoàn thiện bản thân. Chức năng thứ hai chính là giáo dục, bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người, và vì thế M.Gorki mới nói “văn học là nhân học”. Cũng như La Bury-e nói vậy “một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm … Đó là một cuốn sách hay”. Dĩ nhiên, ông cũng muốn nói đến giá trị của một tác phẩm và thứ làm nên giá trị của nó, đó chính là nội dung và hình thức, cũng như tấm lòng của tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc một sự đồng cảm sâu sắc, nếu làm được vậy thì đích thực là 1 tác phẩm hay. Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật, và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, đó là “nâng cao tinh thần” và “thanh lọc tâm hồn”.

Nam Cao cũng có viết “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Chỉ nhiêu câu chữ thôi cũng đủ cho ta thấy với Nam Cao (tin rằng cũng như với các nhà văn khác) thì một tác phẩm tuyệt mỹ là một tác phẩm mang lại nhiều lợi ích và tác dụng cho con người và cuộc sống, tác phẩm đó phải có tính “nhân đạo hóa” sâu sắc, và sẽ được thời gian công nhận giá trị, sẽ trường tồn bất diệt nếu nó hoàn hảo, và ta cũng đã thấy trong thực tế, những Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng … đều là những tác phẩm đã gây được dấu ấn trong lòng người đọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, không ai có thể phủ nhận được. Chính thế, những nhân vật trong truyện cũng trở thành tiêu biểu, bước ra đời sống hàng ngày, những hoàn cảnh sống, tư tưởng đạo lý được truyền đạt trong tác phẩm cũng trở thành chân lý cho cuộc sống.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular