fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeGiải bài tập Lớp 11Văn mẫu lớp 11Văn mẫu tập 1: Soạn bài: Chí Phèo (Nam Cao)

Văn mẫu tập 1: Soạn bài: Chí Phèo (Nam Cao)

I. Tóm tắt:

Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.

II. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo.

– Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình. Có người nói rằng, hắn chửi vì hắn say rượu không làm chủ được bản thân, nhưng thưc sự trong con người Chí Phèo cái say và cái tỉnh đang xen nhau song song cùng tồn tại.

– Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm.

– Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2: Ý nghĩa cuộc gặp gỡ giữa Thị Nhở và Chí Phèo và diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

– Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người“, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân dạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

– Lần đầu tiên, từ những ngày ở tù về, Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từ ngày ở tù về hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Và khao khát được sống lương thiện đã trỗi dậy trong anh. Chí bắt đầu nghĩ về đời mình về những ngày đã qua và những ngày sắp tới. Anh cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh của đời mình. Chi mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình.

Câu 3: Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống

– Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa mở ra đã bị chặn đứng. Khi Thị Nở từ chối hắn, chí lại rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người –> quằn quại, đau đớn, tuyệt vọng … “ôm mặt khóc rưng rức” và luôn thấy “thoảng mùi cháo hành“.

–> Khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời vẫn khao khát lương thiện của con quỷ dữ.

– “Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện” –> Tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc trước kẻ thù suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất con người tốt đẹp, khát khao lương thiện.

– Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.

– Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.

Câu 4: Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật đặc sắc và tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.

– Chí Phèo là một tác phẩm độc đáo, xuất sắc, thể hiện sự thành công của Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nam Cao thể hiện trong tác phẩm là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

– Các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo vừa là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời.

– Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

Câu 5: Đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật:

Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối… Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở… Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Câu 6:

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tố đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ).

III. Luyện tập

Truyện Chí Phèo là 1 kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại vì đây là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân bị “lưu manh hóa“, chứ ko đơn thuần nói về số phận bị bần cùng hóa như những tác phẩm trước như: Lão Hạc, Tắt đèn, … Hơn nữa, Chí phèo lại như 1 nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác (giết chết Bá Kiến) tuy rằng vẫn tự sát nhưng đó đã góp phần to lớn cho việc thay đổi tư tưởng người nông dân thời bấy giờ, không phại nhẫn nhục mà biết vùng dậy đòi công lí cho bản thân, chứ không bế tắc như Lão Hạc phải tự sát, hay chạy vào đêm tối như chị Dậu.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular