fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn LýNhững sai lầm "chết người" khi làm bài thi môn Vật lí...

Những sai lầm “chết người” khi làm bài thi môn Vật lí THPT Quốc gia

Để đạt được điểm số cao môn Vật lí THPT quốc gia 2016, ngoài trang bị kiến thức vững chắc, học sinh cần cẩn thận, tỉ mỉ làm từng câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi có bẫy. Một sai sót nhỏ cũng có thể khiến học sinh mất điểm đáng tiếc.

Theo kinh nghiệm Thầy cô giáo có nhiều năm giảng dạy luyện thi đại học môn Vật lí, đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến và đưa ra lời khuyên giúp học sinh tránh những sai lầm này.

Đọc không kĩ nội dung đề, yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề bài, đặc biệt là đề bài tập Vật lí, học sinh thường chỉ chú trọng đến số liệu, dữ kiện bài toán mà lướt qua yêu cầu dẫn đến hiểu sai nội dung, yêu cầu của đề bài.

Để tránh hiểu sai yêu cầu của đề bài, học sinh cần lưu ý, gạch chân một số cụm từ khóa khi đọc đề bài, ví dụ như cùng pha, ngược pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, có thể – không thể, không đúng, gần giá trị nào nhất, …

Ví dụ: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về một vật dao động điều hòa?

A. Vận tốc trễ pha hơn li độ góc π/2

B. Li độ ngược pha so với gia tốc

C. Lực kéo về sớm pha hơn vận tốc góc π/2

D. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì và nửa chu kì dao động là như nha

1 2

Tô nhầm đáp án

Một số học sinh thường có thói quen khoanh đáp án vào đề thi, cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Áp lực tâm lí, áp lực thời gian khiến học sinh khó tránh khỏi nhầm lẫn giữa câu đã khoanh trên đề với câu cần tô trên phiếu.

Để tránh việc tô nhầm đáp án, học sinh hãy làm một mạch 30 câu đầu tiên (nhóm các câu dễ nhất đề thi) sau đó dừng lại tô thật cẩn thận vào phiếu, tiếp tục làm 10 câu nữa (từ 31 đến 40) rồi lại tô vào phiếu. Khi còn 10 câu cuối cùng, làm được chắc chắn thêm câu nào thì tô ngay (vì đây là nhóm khó nhất, có tính phân loại cao), với các câu không giải được thì dùng phương án loại trừ giảm bớt đáp án, so sánh với số câu đã giải đúng để có thể tìm được phương án có tỉ lệ đúng cao nhất.

Áp lực và lo lắng trong phòng thi

Đặt ra mục tiêu như bắt buộc phải đậu, bắt buộc phải điểm cao… vô hình tạo ra áp lực không nhỏ trong phòng thi. Hãy thoải mái tâm lí, cố gắng làm hết khả năng của mình để không có gì phải hối hận. Trong thời gian chờ đợi giám thị phát đề thi, nên uống vài hụm nước, trò chuyện với các bạn xung quanh để quên đi cảm giác là mình đang ở trong phòng thi, những người xung quanh là những người bạn đích thực của mình.

Cuối cùng, cách hiệu quả nhất để tránh những sai lầm này chính là việc rèn luyện nhiều đề thi, thường xuyên tham gia thi thử để vừa kiểm tra kiến thức, tạo cơ hội để mình mắc sai lầm để “nhớ đời” và không bao giờ mắc lại sai lầm đáng tiếc này nữa.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular