fbpx
Tuesday, April 16, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn VănNhững câu hỏi so sánh tác phẩm dễ xuất hiện trong đề...

Những câu hỏi so sánh tác phẩm dễ xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn

Dưới đây là một số câu hỏi thuộc dạng đề so sánh hai tác phẩm văn học thí sinh cần đặc biệt lưu ý để tránh bị bỡ ngỡ nếu có gặp phải trong đề thi môn Ngữ văn sắp tới.

nhung-cau-hoi-so-sanh-tac-pham-de-xuat-hien-trong-de-thi-mon-ngu-van

Đề bài so sánh thông thường sẽ thuộc các dạng

  • So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học
  • So sánh hai đoạn thơ
  • So sánh hai đoạn văn
  • So sánh hai nhân vật
  • So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
  • So sánh phong cách tác giả
  • So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm.

Để hiểu thêm về các dạng đề so sánh, Hoc.vtc.vn xin tổng hợp lại một số dạng câu hỏi so sánh thường xuyên xuất hiện trong đề thi phần nghị luận văn học.

1. Bài thơ sóng và vội vàng

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Chiếc thuyền ngoài xa”

So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” với người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

3. Tác phẩm Rừng xà nu và Chiếc thuyền ngoài xa

Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, trước mặt kẻ thù hung bạo, nhân vật Mai – người mẹ đã lấy thân mình che chở cho con trong hiểm nguy khốc liệt.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.
Từ đó, anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật này.

4. Tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

5. Tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt( Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

6. Tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

7. Bài thơ Đây thôn Vĩ dạ và tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông

Cảm nhận vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

8. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu

So sánh hai nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu.

9. Tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt

So sánh 2 hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong Chí phèo (Nam Cao) và cháo cám của bà mẹ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân).

Hoặc:

So sánh cái kết trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) với sự xuất hiện trở lại của cái lò gạch cũ và cái kết trong Vợ nhặt (Kim Lân) với hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

10. Bài thơ đất nước và Mặt đường khát vọng

So sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước (Trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).

11. Tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà

So sánh 2 nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà để làm rõ sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Theo Hoc.vtc.vn

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular