fbpx
Saturday, April 20, 2024
HomeTài liệu luyện thiMôn HóaHướng dẫn ôn luyện môn Hóa học giai đoạn cuối thi THPT...

Hướng dẫn ôn luyện môn Hóa học giai đoạn cuối thi THPT 2018

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ thi THPT 2018, các thí sinh nên tập trung ôn luyện môn Hóa học làm sao để đạt hiệu quả cao nhất, thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn đã đưa ra góp ý.

Theo lịch đã công bố, kì thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 24 – 27/6 tới đây. Đây cũng là thời điểm các thí sinh lớp 12 đang đẩy mạnh việc ôn luyện, hoàn thiện các kiến thức của học kì 2 để chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới.

Điểm khác biệt lớn nhất của kì thi THPT quốc gia năm nay chính là việc đề thi bao hàm cả kiến thức lớp 11, thay vì chỉ là kiến thức lớp 12 như mọi năm. Hóa học là một trong những môn quan trọng của tổ hợp đề thi Khoa học tự nhiên bên cạnh Vật lý và Sinh học.

Nhằm giúp các em học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để ôn luyện tốt, thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – Giáo viên dạy Hóa học Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) đã đưa ra một số góp ý cụ thể để các thí sinh ôn môn Hóa học. Các em học sinh có thể tham khảo:

1. CHUẨN BỊ

1.1. BỘ ĐỀ ÔN TẬP

a. Số lượng: Khoảng từ 20 – 30 đề.

b. Chất lượng tốt và đảm bảo:

+ Bao quát toàn bộ kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

+ Các dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đa dạng, không bị trùng lặp nhiều giữa các đề. Không có những câu thuộc nội dung đã giảm tải.

+ Sát với cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT.

+ Các câu được sắp xếp theo cấp độ tư duy tăng dần: Nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao.

+ Các đề có độ khó tăng dần: Dễ hơn (5 đề) – Ngang bằng (15 đề) – Khó hơn một chút so với đề tham khảo (5 – 10 đề).

1. 2. SỔ NHẬT KÝ

– Ghi ngày/đề luyện tập; câu sai; nguyên nhân sai sót.

2. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN

a. Ôn luyện từng đơn vị kiến thức Trả lời câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết (15 ngày) + Làm 2 đề/ngày.

+ So sánh với đáp án, phát hiện những lỗi sai, ghi vào sổ nhật ký.

+ Phân tích, đánh giá nguyên nhân sai sót: không chắc kiến thức; kĩ năng đọc đề, đếm chất, cần bằng phản ứng…

+ Khắc phục lỗi sai. Làm bài tập ở cấp độ vận dụng (10 ngày).

+ Làm 3 đề/ngày.

+ Dựa vào bản chất hóa học để lựa chọn phương pháp giải hợp lý: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, quy đổi, mối quan hệ giữa độ bất bão hòa với mol khí cacbonic và nước, mối quan hệ giữa độ bất bão hòa với mol brom, hiđro tham gia phản ứng. Hạn chế viết và tính toán theo phương trình phản ứng.

+ So sánh với đáp án, phát hiện những lỗi sai, ghi vào sổ nhật ký. + So sánh với lời giải để tìm ra nguyên nhân sai sót.

+ Khắc phục lỗi sai. Làm bài tập vận dụng cao (15 ngày).

+ Làm 3 đề/ngày.

+ Giải những dạng bài tập là sở trường của mình trước, những dạng khác làm sau. So sánh với đáp án và lời giải chi tiết để tìm và khắc phục những lỗi sai. Những dạng bài tập không thể làm được thì bỏ qua.

b. Luyện đề hoàn chỉnh (25 – 30 ngày)

+ Làm 01 đề/ngày.

+ Phân bố thời gian hợp lý: Nhận biết, thông hiểu (10 phút – 15 phút); vận dụng (10 – 15 phút); vận dụng cao (thời gian còn lại).

+ Ghi những câu sai vào sổ nhật ký.

+ Khắc phục thêm một lần nữa những lỗi sai.

c. Luyện đề tổng hợp của các trường có uy tín (5 – 10 đề).

Trước hôm thi 1 – 2 ngày, các thí sinh cần tra sổ nhật ký ôn tập và làm lại những câu sai một lần cuối. Chúc các em vượt Vũ Môn thành công!

Comments

comments

RELATED ARTICLES

14 COMMENTS

Comments are closed.

Most Popular