fbpx
Friday, April 26, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn SinhĐề thi thử THPTQG môn Văn năm 2016 – THPT Yên Thế...

Đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2016 – THPT Yên Thế lần 3

Đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2016 – THPT Yên Thế lần 3 tỉnh Bắc Giang có đáp án chi tiết, các em tham khảo dưới đây:

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh

Đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2016 – THPT Yên Thế lần 3

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2016 – THPT Yên Thế lần 3

Câu

Ý

Nội dung

I

Đọc hiểu:

1

Đoạn văn là lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

2

Sử dụng nhiều phương pháp liên kết: phép lặp từ “chủ quyền” “thiêng liêng”; phép thế từ “chủ quyền biển đảo” thay bằng “điều thiêng liêng”.

3

Thông điệp chung của hai văn bản đều nêu cao truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

4

Học sinh viết một đoạn văn về chủ đề sức mạnh truyền thống yêu nước cần đảm bảo hình thức đoạn văn, có luận điểm, các luận cứ và lập luận chặt chẽ.

Gợi ý:

– Dân tộc ta có truyền thống yêu nước. Nó là sức mạnh giúp chúng ta đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ.

– Nó cũng là động lực để chúng ta xây dựng, phát triển đất nước; đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế.

– Cần bồi dưỡng lòng yêu nước của thế hệ trẻ.

5

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến” năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh, khi Quang Dũng rời xa đơn vị của mình chưa lâu, nhớ về Tây Tiến mà viết bài thơ này.

6

Từ “Tây Tiến” được được lặp 3 lần. Tác dụng của phép điệp.

Từ “Tây Tiến” được lặp lại như một hình ảnh có sức gợi mạnh mẽ đến đoàn quân hùng dũng một đi không trở lại. Từ ngữ được lặp lại không chỉ mang ý nghĩa nhấn mạnh mà hơn cả điệp từ  tạo sự kết nối hình tượng từ đầu đến cuối bài thơ. Một hình ảnh xuyên suốt đầy ấn tượng tạo cho người đọc cảm nhận rõ rệt về đoàn quân qua hình dung của tác giả.

7

Học sinh viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người lĩnh Tây Tiến qua hai câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, cần cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng qua hai câu thơ.

Về hình thức: Biết viết một đoạn văn có luận điểm, các luận cứ và lập luận chặt chẽ.

Gợi ý:

– Một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của người lính Tây Tiến “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Người lính gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

– Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng.

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ.

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

II

Làm văn:

1

Theo anh (chị), người Việt Nam hiện nay có nhược điểm cơ bản gì cản trở tiến bộ xã hội ?

1.1

Giải thích:

– Trong cả quá trình lịch sử của dân tộc, con người Việt Nam đã chứng tỏ những phẩm chất tốt đẹp của mình, dũng cảm, xả thân khi chiến đấu với kẻ thù, cần cù bền bỉ trong lao động và không phải không có sự thông minh, sáng tạo trong cuộc sống.

– Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, con người cần hình thành những phẩm chất mới để phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Nếu không làm được điều này, chính con người sẽ trở thành lực lượng cản trở sự tiến bộ ấy. Thực tế cho thấy, người Việt nam hiện nay có khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục, thay đổi.

1.2

Phân tích, bình luận:

a

Đặc điểm xã hội hiện nay:

– Khoa học ngày càng phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao. Mỗi phút, giây đều có những phát minh, những thành tựu mới ra đời để thay thế cho cái cũ.

– Ngoài những dấu hiệu căng thẳng về chính trị, thế giới đang phát triển theo xu hướng giao lưu và hội nhập theo nhiều con đường khác nhau. Ở các nước phát triển, nền văn minh đã đạt tới một mức độ cao về mọi lĩnh vực kinh tế – văn hóa – khoa học…

b

Yêu cầu xã hội đặt ra với con người:

– Nhanh chóng đổi mới tư duy để bắt kịp với xu thế hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống văn minh.

– Nâng cao trình độ văn hoá – khoa học kỹ thuật để thực sự trở thành những công dân của thời đại mới.

c

Thực tế đặc điểm con người Việt Nam:

– Cách suy nghĩ bảo thủ, coi trọng cái cũ, sợ và ngại sự đổi thay dẫn đến chậm đổi mới, chậm tiến bộ.

– Không coi trọng thời gian dẫn đến lãng phí thời gian một cách vô ích.

Trong cư xử trọng tình hơn trọng lí, vì nể nang mà ứng xử thiếu chính xác, thiếu công bằng.

– Vừa tự kiêu lại vừa tự ti. Kiêu hãnh vì truyền thống dân tộc, vì quá khứ lịch sử là chính đáng nhưng vì lòng kiêu hãnh ấy mà không ra khỏi cái bóng của chính mình lại là một sai lầm; thấy mình chưa bằng người khác mà xấu hổ là cần thiết song vì thế mà quay lại phủ nhận chính mình, phủ nhận tất cả những gì thuộc về mình lại là tự ti thái quá.

– Học theo cái mới một cách tuỳ tiện, thiếu chọn lọc, thiếu suy nghĩ dẫn đến những lệch lạc, phản khoa học, phản văn minh.

c

Nguyên nhân:

– Quá khứ bị đô hộ dẫn đến tâm lí nô lệ, dễ bị phụ thuộc, thụ động và đầy mặc cảm.

– Sự ảnh hưởng nặng nê của những tàn tích văn hoá phong kiến dẫn đến trì trệ bảo thủ trong cách nghĩ.

– Nền sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, coi thời gian là vòng tuần hoàn dẫn đến tác phong chậm chạp, lề mề và thói quen ỷ lại vào các yếu tố ngoại cảnh.

1.3

Giải pháp:

– Đổi mới trong giáo dục để đào tạo những thế hệ công dân mới bắt kịp được yêu cầu của thời đại

– Mỗi cá nhân phải tích cực đổi mới tư duy, học hỏi và tự rèn luyện tác phong năng động, rèn luyện bản lĩnh và nâng cao khả năng sáng tạo để nắm bắt cơ hội và đối mặt với những thách thức mới.

1.4

Kết luận:

– Việc gia nhập WTO tạo ra một cơ hội song đồng thời cũng là một thách thức lớn buộc người Việt Nam phải tự đổi mới từ tư duy , tác phong cho đến thái độ và cách thức làm việc để không bị tụt hậu.

– Tự hoàn thiện bản thân, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều mà mỗi người Việt Nam có thể làm và nên làm vì bản thân và vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội.

Xem đầy đủ đáp án tại đây: http://tuyensinh247.com/khoa-98-de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-hay-nhat-cua-cac-truong-chuyen-tren-toan-quoc-n%C4%83m-2016-k156.html

Tuyensinh247.com

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular