fbpx
Saturday, April 20, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn VănĐề thi thử THPT Quốc gia môn Văn – Đề số 10

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn – Đề số 10

SỞ GDĐT THANH HÓA                           

MA TRẬN ĐÊ THI  THPT QUỐC GIA                        

TRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH                       

NĂM HỌC 2016 – 2017

                                                      MÔN NGỮ VĂN LỚP  12

                                                      (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)

  1. I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực cần đạt:
  2. Kiến thức, kĩ năng:

– Hoàn thiện kiến thức đọc hiểu văn bản thông tin nhật dụng, văn bản nghị luận, thơ, kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội.

– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp(Ngữ văn 12).

– Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong cách làm bài.

– Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản.

  1. Năng lực hướng tới :

– Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn văn bản.

– Năng lực phân tích và đề xuất cách giải quyết những tình huống cụ thể được đặt ra trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm thơ.

– Năng lực trình bày, cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội.

  1. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.

III. Ma Trận                 

Mức độ 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
  Thấp Cao  
Chủ đề 1: Đọc hiểu-Văn bản thông tin, nhật dụng – Nhận diện được phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ thể loại…của văn bản. – Nội dung/ chủ đề của văn bản.– Hiểu và lí giải được các chi tiết, hình ảnh, các biện pháp tu từ. Liên hệ với thực tế đời sống
Số câu  1 câu 2 câu 1 câu 4 câu
Số điểm 0.5 2.0 0.5 3,0
% 5% 20 % 5% 30%
Chủ đề 2: Làm văn
Nghị luận xã hội-Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.– Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm. – Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống….– Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.. Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL
Số câu (ý 1 câu 2) (ý 2 câu 2 ) (ý 3câu 2) (ý 4 câu 2 ) 1 câu
Số điểm 0.25 0.25 1.0 0.5 2.0
% 2,5% 2,5 % 10 % 5% 20%
Nghị luận văn họcVăn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp – Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận hiện đại, thơ trữ tình Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp– Xác định được vấn đề cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận … – Giải thích được các ý kiến bàn về một tác phẩm, hình tượng nghệ thuật.– Lí giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật tác giả. – Vận dụng kiến thức đã học viết một bài nghị luận văn học về một trích đoạn, một tác phẩm, một vấn đề văn học…– Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận.

 

Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL
số câu (ý 1 câu 3) (ý 2 câu 3 ) (ý 3câu 3) (ý 4câu 3) 1 câu
Số điểm 0.5 0.5 3.5 0.5 5.0
% 5% 5 % 35% 5% 30%
Tổng
số câu 6
số điểm 1.25 2.75 4.5 1.5 10
% 12.5% 27.5% 45% 15% 100%

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT TÔ HIẾN THÀNH

ĐỀ CHẴN

ĐỀ THI THPT QUỐC GIANĂM HỌC 2016-2017

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:      “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5điểm)

  1. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau:Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

 Câu 2: (5,0điểm)

Về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,5 điểm và không làm tròn.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
  2. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản.(0,5 điểm)

  • Mức đầy đủ: phương thức biểu đạt chính: nghị luận
  • Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 2. Nội dung đoạn văn:

– Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.

Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lý.

+ Điểm 0,5: Trả lời được ½ nội dung trên.

+ Điểm 0,25: Trả  lời chung chung chưa thật rõ ý.

+ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

 Câu 3. Mục đích của câu hỏi nhằm đánh giá khả năng phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản. (1,0 điểm)

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.

– Tác dụng: + Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

+ Mức đầy đủ: hs trả lời được cơ bản như nội dung trên. (1,0điểm)

+ Mức không đầy đủ: nêu đúng các biện pháp tu từ, nêu được 1/3 hiệu quả nghệ thuật nhưng không đầy đủ(0,5 điểm) /nêu 1 biện pháp tu từ, hoặc 1 hiệu quả nghệ thuật.(0,25 điểm)

+ Mức không tính điểm: không trả lời hoặc có câu trả lời khác.

Câu 4. Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

Học sinh hướng vào những nội dung sau:

– Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

– Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

– Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

+ Điểm 0,5: Nắm được đầy đủ nội dung cũng như kỹ năng viết đoạn văn nghị luận; Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục.

+ Điểm 0,25: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.

+ Điểm 0: Không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Yêu cầu chung:Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  2. Yêu cầu cụ thể:
  3. a)Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)

– Điểm 0,25 nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và

  1. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)

– Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: : học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ

– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

  1. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

– Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

–  Giải thích:
Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.
Cuốn vở: ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.
Ý cả câu: học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.
–  Phân tích – chứng minh
+ Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
+ Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. ( Lê- nin : “ Học, học nữa, học mãi”. – Đắc – uyn: “ bác học không có nghĩa là ngừng học.. ”,…)
+ Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.
–  Đánh giá – mở rộng
+  Học tập là cuốn vở không trang cuối: đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
+ Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập…
+ Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống ban thân và những người quanh ta.
–  Bài học:
Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân

– Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

– Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

  1. d) Sáng tạo(0,25đim)

– Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

  1. e) Chính tả, dùng từ,đặt câu (0,25đim):

– Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 

Câu 2 (5,0 điểm) :

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

  1. a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

– Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủcác phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đềvà thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

  1. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

–  Điểm 0,5: Xác định  đúng vấn đề cần nghị luận: Người lính Tây Tiến vừa mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước vùa mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp

– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghịluận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

  1. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận  để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (3,0 điểm):

– Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

++ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu

++ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồ thơ của Quang Dũng và thơ ca kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công về hình tượng người lính Tây Tiến

+ Giải thích

++ “ Dáng dấp tráng sĩ thuở trước”: là nói đến nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại về hình tượng người lính

++ “ Dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp”: muốn nói đến người lính  có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp

Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính tây Tiến: Ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại

+ Phân tích, chứng minh

++ Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: Người lính hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt đầy hào khí, tinh thần chiến đấu kiêu dũng, xả thân, thái độ ngang tàng ngạo nghễ, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

Hình tương người lính đặt trong không gian bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh đầy gian khổ, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ…

++ Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp

Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc

Đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung tinh nghịch, lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình: dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình yêu đôi lứa

Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử đó là cuộc hành binh Tây Tiến, với một không gian thực miền Tây, với một địa danh xác thực, với cảnh trí đậm săc thái riêng của nơi rừng thiêng nước độc nhưng cũng đầy thơ mộng. Với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ

+ Bình luận

++ Cả hai ý kiến đều đúng, tuy nội dung khác nhau  nhưng lại bổ sung cho nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: Đó là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn

++ Có được sự hòa hợp về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

–  Điểm 2,0 – 2,5: Cơ bản  đáp  ứng  được các yêu cầu trên, song một trong các luận  điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

– Điểm 1,5 -1,75 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 1,0 – 1,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 0,5, 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên tuy nhiên diễn đạt lủng củng các ý không có sự liền mạch

– Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

– Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

  1. d) Sáng tạo (0,5 điểm)

– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

–  Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện  được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

  1. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular