fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn VănĐề thi thử THPT Quốc gia môn văn- đề số 9

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn- đề số 9

SỞ GD&ĐT THANH HÓA                        KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT QUAN SƠN 2                               MÔN NGỮ VĂN 

                                                                   Thời gian làm bài: 120 phút

                                                                    (Không kể thời gian giao đề)

 

  1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
  2. Kiến thức:

– Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung: Đọc hiểu, Làm văn ( NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

– Cụ thể:

+ Nhận biết và vận dụng hiểu biết về tác phẩm đã học.

+ Nhớ được nội dung khái quát của văn bản đã học

+ Kĩ năng làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng trong đời sống..

+ Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận ( xã hội, văn học).

  1. Kĩ năng:

Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận. Kĩ năng nắm bắt vấn đề rộng và sâu sắc.

  1. Thái độ:

– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.

– Giáo dục kĩ năng sống.

+ Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.

+ Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi    người cần hướng tới.

  1. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA :
  • Hình thức tự luận
  • Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ 

Chủ đề

 Nhận biết  Thông hiểu             Mức độ  Tổng số
Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc hiểu Phương thức biểu đạt Hiểu tác dụng của thông điệp được sử dụng trong văn bản.  Nêu nội dung chính của các vấn đề được nêu.
Số câuSố điểm

Tỉ lệ

10.5

10%

  10.5

10%

22.0

20%

43,0

30%

II. Làm văn Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn 12. 
Số câuSố điểm

Tỉ lệ

    12,0

 

20%

15,0

 

50%

27,0

 

70%

Tổng số câuTổng số điểm

Tỉ lệ

10.5

10%

  10.5

10%

33,0

30%

15,0

50%

610,0

100%

 

  1. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết vì nó luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá. Rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta đã thể hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của đất”, “người sống đống vàng”, “một mặt người bằng mười mặt của”…

Nhưng thật đáng lo vì nền tảng đạo đức xã hội hiện nay đang có những dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng, sự lệch lạc về lối sống trong vòng quay của những giá trị ảo đã biến một bộ phận không nhỏ những người trẻ trở thành nô lệ của sự tung hô, chú ý trên mạng xã hội. Không ít trong số đó đã gục ngã trước uy lực thần thánh của nút “like”.

Ngày 21.9, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa – TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.

Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.

Nếu trách chủ nhân của những status câu “like” kia một thì đáng lên án sự vô tâm của hàng trăm nghìn người dùng mạng xã hội với cái tâm lạnh hơn băng. Họ không biết hay cố tình không biết rằng một cú click của mình là đóng góp thêm những tràng pháo tay cho lối sống bệnh hoạn, vô tình đưa khổ chủ đến dần với bờ vực hiểm nguy.

( Trích nguồn http://thanhnien.vn/toi- viet/uy-luc-than-thanh-cua-nut-like-hay-loi-song-benh-hoan- 754983.html (Trương Khắc Trà 14-10-2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: “con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

  1. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Ngày 21.9.2016, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa – TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu thương nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng năm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm), Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 – 118)

———Hết————

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:…………………………; Số báo danh:……………………

 

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM I   ĐỌC HIỂU 3.0
    1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
    2 Hiểu về câu nói của tác giả: “con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá”:

    – Câu nói đã đề cao vai trò của con người trong đời sống xã hội.

    – Con người là nơi hội tụ tất cả những gì tốt đẹp nhất, quý giá nhất. 1,0
    3 Tác giả viết: Cũng chỉ vì trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã biến tướng thành những hành động quái đản, thật đáng thương và cũng đáng trách những bạn trẻ cuồng quay với hai từ “nổi tiếng” đầy tai tiếng.

    -Vì tác giả muốn cảnh báo một trào lưu hết sức nguy hiểm đã và đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay: trào lưu “Việt Nam nói là làm”đã biến tướng theo hướng xấu.

    – Vì một bộ phận giới trẻ không nhận thức được hậu quả của trào lưu, muốn được nổi tiếng ảo nên có những hành động đầy tai tiếng, bị xã hội phê phán, lên án. 1,0
    4 Thông điệp của văn bản trên có ý nghĩa nhất :

    – Không nên sống ảo

    – Tuổi trẻ phải biết sống thật, nói đúng và làm đúng… 0,5
    II   LÀM VĂN 7.0
    1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng … 2,0

    a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

    Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. 0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng. 1,25

    – Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu hiện tượng. Khẳng định đây là hiện tượng xấu cần phê phán

    – Các câu phát triển đoạn:

    + Tóm lược nội dung hiện tượng:  tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh; ..châm lửa… đốt trường. Đó là những hành vi sai trái, không thể chấp nhận được.

    + Tác hại của hiện tượng: để lại hậu quả xấu, khó lường; thể hiện sự trống rỗng trong tâm hồn…

    + Nguyên nhân: xuất phát từ hành động bột phát và thiếu lí trí của giới trẻ; do ảnh hưởng của các trang mạng như Facebook và trào lưu share, like; do thiếu sự quan tậm, giáo dục từ gia đình, nhà trường; do bạn bè xấu lôi kéo, xúi giục, dồn ép…

    – Câu kết đoạn: đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp( bản thân phải nhận thức và hành động đúng đắn, sống thật, không nghiện facebook; nhà trường, xã hội cần giáo dục kỹ năng ứng xử trên thế giới ảo, kỹ năng sử dụng mạng xã hội …)

    d. Sáng tạo

    Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

    2 Phân tích sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ 5,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận sự kết hợp gỉữa chính luận với trữ tình trong đoạn thơ 0,5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 3.5
    I. Mở bài:

    – Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm- hồn thơ giàu suy tư, chiêm nghiệm.

    – Giới thiệu đoạn trích Đất nước – thuộc chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là đoạn trích thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa hai yếu tố trữ tình và chính luận.

    – Giới thiệu đoạn thơ theo đề bài.

    II. Thân bài

    1. Giải thích kháỉ niệm:

    – Chính luận: Đoạn thơ có thiên hướng “chính luận” khi nhà thơ bộc lộ được những quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn, khách quan của những quan niệm tư tưởng đó. Nó mang tính chiến đấu cao, tính cá nhân sâu sắc.

    Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm, tư tưởng, nhận thức của mình về đất nước: Đất nước thân thương, lâu đời, bền vững và đáng ca ngợi, tự hào này là của Nhân Dân, đồng thời cũng nhắc nhờ mọi người phải có trách nhiệm đối với đất nước. Điều này làm nên cốt lõi chính luận nổi bật của đoạn thơ.

    -Trữ tình: Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

    Tính trữ tình được thể hiện rất đậm nét trong đoạn thơ:Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc… chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của ông.Yêu nước đó chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, người lao động (chủ nhân của lịch sử đất nước); niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân lao động sáng tạo nên; bBộc lộ qua một cách cảm, một giọng điệu riêng, rất Nguyễn Khoa Điềm.

    – Mối quan hệ giữa tính chính luận và trữ tình: đó là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố “chính luận” và “trữ tình”, giữa lý trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy tưởng, triết lý.

    2. Phân tích bút pháp chính luận và trữ tình được kết hợp trong đoạn thơ ( trong đề bài)

    – Đoạn thơ thấm đậm chất trữ tình.

    + Ở đó, nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng sâu sắc những cuộc đời những con người đã hoá thân một cách cao đẹp vào hình hài của Đất Nước. Cảm xúc có lúc bộc lộ thật dạt dào, nồng nàn, tha thiết:Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy /Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

    + Lời thơ là lời tâm tình (giữa anh và em, giữa ta với ngứời).

    – Đoạn thơ thấm đậm chất chính luận:

    + Đoạn thơ cũng là một lập luận nhằm thuyết phục và chia sẻ nhận thức: Thiên nhiên, lịch sử, văn hoá… của đất nước. Tất cả đều do nhân dân xây dựng, tất cả là của nhân dân. Nhìn vào thiên nhiên sông núi tươi đẹp kia (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những ao đầm làng Gióng, núi Bút, non Nghiên…) liệu nơi nào là không hiện diện hình ảnh nhân dân?

    + Thiên nhiên, đất nước không chỉ là “thiên tạo” mà còn là “nhân tạo” nữa (nghĩa là nhìn từ một khía cạnh nào đó cũng là do con người, do nhân dân sáng tạo ra).

    – Mối quan hệ: tính “chính luận “…làm cho nội dung, tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Yếu tổ trữ tình làm cho đoạn thơ có sức lay động, truyền cảm, biến tư tưởng, quan niệm, nhận thức thành cảm hứng nghệ thuật. Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả, thực sự không dễ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được (cho dù không phải sự kết hợp ấy bao giờ cũng phải thật nhuần nhuyễn, hài hoà).

    3. Bình luận, đánh giá:

    – Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp giữa hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này.

    – Đây cũng là sáng tạo trong phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả ở đoạn trích này nói riêng và thiên trường ca Mặt đường khát vọng nói chung.

    III. Kết bài:

    –          Tóm lại vấn đề đã bàn luận.

    –          Cảm nghĩ của bản thân

    d. Sáng tạo 0,5
    Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
    Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Comments

comments

RELATED ARTICLES

15 COMMENTS

Comments are closed.

Most Popular