fbpx
Friday, April 19, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn VănĐề thi thử THPT Quốc gia môn Văn- đề số 8

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn- đề số 8

TRƯỜNG THPTCẦM BÁ THƯỚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIAMÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài : 120 phút

 

Giáo viên : Nguyễn Thị Hương.

Đơn vị: Trường THPT Cầm Bá Thước, Thường Xuân, Thanh Hoá

MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA .MÔN NGỮ VĂN

 

            Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Đọc hiểu -Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản– Tóm tắt nội dung văn bản .  Thông điệp được truyền tải trong văn bản Liên hệ đến bản thân, xử lí tình huống. Viết đoạn văn  
Số câu  2  1  1 1  5 
Nghị luận xã hội Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề. Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu.  
Số câu 1 1
Nghị luận văn học Biết được đây là kiểu bài Nghị luận văn học, cụ thể là phân tích bài  thơ. Có những hiểu biết về tác giả , tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của đọan thơ Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học: phân tích một bài thơ, đoạn thơ Tạo lập bài văn nghị luận văn học phân tích một bài thơ, đoạn thơ.   
Số câu  1 1 
Tổng số câu  2  3  5  8 
Tổng số điểm  1 2,0 7,0 10
Tỉ lệ 10% 20% 70% 100%

TRƯỜNG THPTCẦM BÁ THƯỚC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIAMÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài : 120 phút

 

I./ PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 :

« Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.

Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón nhận lấy sự giúp đỡ của ông.

Một gia đình thì vừa do dự tiếp nhận, nhưng hứa là sẽ nhất định sẽ hoàn trả lại.

Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí nên đã từ chối. »

  1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?(0,5đ)
  2. Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo ?(0,5đ)
  3. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản.(0,5đ)
  4. Anh chị có phản đối cách ứng xử nào trong số cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người  đàn ông trong văn bản trên không. Vì sao ?(0,5đ)
  5. Nếu anh/chị ở vào hoàn cảnh nghèo túng, trước một hành động của ai đó tương tự như hành động của người đàn ông trong văn bản trên,anh /chị sẽ  thể hiện thái độ và hành động như thế nào ? Hãy nêu câu trả lời trên khoảng 7 – 10 dòng. (1,0đ)

II./ PHẦN LÀM VĂN (7điểm).

            Câu 1. Nghị luận xã hội.(2đ)

Từ văn bản trên anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi sau : «Cần làm gì để trở thành người có ích.?»

Câu 2. nghị luận văn học. (5 đ) 

Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.

Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

TRƯỜNG THPTCẦM BÁ THƯỚC HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài : 120 phút

 

1. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự. 0.5đ

2. Hai lí do mà ông đã quyên góp cho 3 gia đình nghèo :

– Ông đã tìm hiểu về hoàn cảnh 3 gia đình nghèo, ông thấy họ nghèo thật và họ thực sự cần được sự giúp đỡ của người khác.

– Ông vốn là người đối xử hào hiệp với người khác và luôn nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

0.5đ
3. Học sinh có thể đặt bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên sự hiểu đúng về nội dung. Có thể đặt như sau : Lòng hảo tâm, Cách nhìn nhận về lòng hảo tâm, cách tiếp nhận lòng hảo tâm của người đời. 0.5đ
4.  – Trả lời câu hỏi (HS có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau) : đồng ý hay không đồng ý nhưng mỗi một phương án trả lời phải gắn liền với sự lý giải vì sao ?  Sự lý giải phải có tính thuyết phục hợp lẽ.

+ Phản đối cách 1. Phấn khởi cảm kích sự hảo tâm giúp đỡ của người đàn ông mà không có sự băn khuăn áy náy, không bày tỏ sự cảm ơn nghĩa là đón nhận sự giúp đỡ như một điều đương nhiên.Với cách đón nhận sự giúp đỡ  này cuộc sống tương lai của họ sẽ ra sao nếu như họ coi đó là sự mặc nhiên như vậy ? Và nếu như không có sự giúp đỡ thì họ sẽ đi vào ngõ cụt, bế tắc.Thái độ của họ, phản ứng của họ khiến ta luôn có sự lo lắng bất an cho gia đình này.

+ Phản đối cách 3.  Gia đình thứ 3 cho rằng đó chỉ là sự bố thí nên từ chối. Cách này không ổn vì người ta giúp đỡ mình trên cơ sở người ta đã tìm hiểu kĩ, biết là gia đình khó khăn rất khó qua ngày. Ở tình trạng như vậy thì người ta mới giúp đỡ để vượt qua tình trạng trước mắt. Việc từ chối đó sẽ dẫn đến hai hậu quả : Một là tổn thương lòng tốt của người khác, hai là tổn thương tới chính gia đình mình bởi gđ đang rất khó khăn đang rất cần nhận được sự giúp đỡ vậy mà từ chối lòng tốt nghĩa là mình với gđ mình đi vào ngõ cụt.

5. Viết khoảng 7 – 10 dòng, bám vào nội dung văn bản. Cần đạt các ý sau :

+ Có thể chọn cách ứng xử của gđ thứ 2 : Tiếp nhận nhưng hứa sẻ trả lại. Như vậy là họ đã có một phương án  cần phải tổ chức cho hiện tại và tương lai của mình như thế nào đó để vượt qua mọi khó khăn và để không còn gặp khó khăn nữa.

+ Đáp trả lại lòng tốt của người khác chứ không nhận đương nhiên, không nhận mãi, không trông chờ, ỷ lại.

+ Cảm ơn lòng tốt khi được giúp đỡ.

0.5đ

1.0đ

II   Làm văn:  7.0đ
1
Nghị luận xã hội.(2đ) Từ văn bản trên anh / chị hãy viết một  đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi sau : «Cần làm gì để trở thành người có ích.?

Yêu cầu chung.

– Đảm bảo nguyên tắc viết đoạn văn khoảng 200 chữ bằng một đoạn : Không tách đoạn, xuống dòng. Đảm bào bố cục 3 phần.

– Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, diễn đạt thuyết phục, mạch lạc. không mắc lỗi chính tả,dùng từ đặt câu.

Nội dung cần đạt.

a.Giải thích .

Sống có ích: Là lối sống đẹp, tích cực phù hợp với thời đại, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm (giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng.

b. Nêu biểu hiện và giải pháp.

-Những yếu tố cần có và cần làm của bản thân mỗi người.

+ Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, biết  từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh .

+Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: biết cách đối nhân xử thế, nếu sai phải biết cách xin lỗi thật lòng, biết chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình, biết cư sử, ứng sử có văn hoá, văn minh. Biết bảo vệ môi trường. sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+Phải biết vượt qua hoàn cảnh, giàu nghị lực và ý chí vươn lên.

+ Biết tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân.

– Trong gia đình người lớn cần làm gương và tạo những suy nghĩ tích cực cho con trẻ.

– Đối với nhà nước.

Luật pháp chứa đựng những bài học, chuẩn mực hướng công dân có những hành động đúng đắn và  thực thi nghiêm minh, công bằng đối với tất cả các công dân trong cộng đồng.

c.Bài học cho bản thân

Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, hãy luôn làm tốt nhất những gì là có thể trong bổn phận, sứ mệnh của mình, không làm bất kỳ việc gì làm xấu đi hình ảnh của bản thân, lãng phí thời gian vô ích.

2   Cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. 5.0đ
1 Giới thiệu chung: 0.5đ

– Là một trong những người viết thơ tình có sức hấp dẫn nhất trong thơViệt Nam sau năm 1945, Xuân Quỳnh vừa chinh phục bạn đọc bằng một tiếng nói dung dị,chân thành vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm.

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết năm 1967 tại biển Diêm Điền Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” . Đây là bài thơ tiêu biểu cho  phong cách thơ Xuân Quỳnh.

– Trích dẫn 2 ý kiến.
2 Cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ làm sáng tỏ 2 ý kiến: 3.50đ
a Giải thích 2 ý kiến: 0.5đ

– Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng

của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời.

– Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu  được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.

– Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, trăn trở suy tư  khi nhận ra sự mong manh trong tình yêu và sự ngắn ngủi của đời người.

=> 2 ý kiến, 2 góc nhìn khác nhau song đều hướng vào khám phá thế giới tâm hồn của nhà thơ.
b Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”: 2.5đ

Hình ảnh cái tôi Xuân Quỳnh được thể hiện song hành, gắn bó với hình tượng

“sóng”, khi tách rời, khi nhập vào làm một.

* Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt:

– Cái tôi với nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu giống như qui luật của sóng trên biển cả: lúc mạnh mẽ lúc dịu dàng, đầy nữ tính: dữ dội và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ. Cái tôi ấy luôn khát khao được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc, hướng tới tình yêu chân thành, đích thực: sông không hiểu nổi mình/ sóng tìm ra tận bể.

– Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn như là sóng và không thể nào lí giải được.(Khổ 3,4)

– Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ. (Khổ 5,6)

– Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc. (Khổ 7,8)

* Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người:

– Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược” chất chứa dự cảm về những trắc

trở trong tình yêu. “Phương Bắc”, “phương Nam”: gợi không gian xa cách, ẩn giấu những phấp phỏng lo âu về sự cách trở. Như vậy, ngay cả khi tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, say đắm, lòng người phụ nữ vẫn không tránh khỏi những dự cảm không lành.

– Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để tình yêu được bất tử hóa, vượt qua sự hữu hạn của đời người. (Khổ 9)

* Nghệ thuật thể hiện:

– Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.

– Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.

3 Bình luận, lí giải 2 ý kiến: 1.0đ

– Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau thể hiện sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó – đó là những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vô cùng căng thẳng và đặt trong cảnh ngộ riêng của nhà thơ – từng đổ vỡ trong tình yêu, chúng ta sẽ thấu hiểu vì sao trong cái tôi Xuân Quỳnh lại có những thái cực cảm xúc tưởng chừng đối lập như vậy.

.

3. Kết bài:

– Khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn  thơ.

– Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Với trái tim yêu nồng nàn, tha thiết, Xuân Quỳnh mãi là nhà thơ tình được nhiều độc giả trong và ngoài nước yêu thương, mến mộ

0.5đ

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular