fbpx
Thursday, March 28, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn LýĐề thi thử THPT Quốc gia môn Lý 2016 - Đề số...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý 2016 – Đề số 4

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý được tổ chức thi thử lần thứ 4 theo cấu trúc mới nhất của Bộ GD&ĐT, các em tham khảo đề thi dưới đây.

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2016 – Đề số 4

Câu 2:(ID: 99412)Tại thời điểm t = 0, đầu O của sợi dây cao su đàn hồi dài, căng ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ A = 6,15cm,tần số f = 2 Hz. Vận tốc truyền sóng v = 24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Gọi P, Q là hai điểm trên dây cách O lần lượt 6 cm và 9 cm. Chọn t=0 là lúc O bắt đầu dao động, kể từ khi t = 0, tại thời điểm ba điểm O, P, Q thẳng hàng lần thứ ba thì Q có li độ gần đúng là:

   A. -5,5cm           B. 3,075cm          C. 5,5cm          D. -3,075cm

Câu 3: (ID: 99413) Hai nhạc cụ khác loại cùng chơi một bản nhạc, ta nhận biết được loại nhạc cụ là nhờ âm sắc (sắc thái của âm). Âm sắc khác nhau là do

A. tần số khác nhau, năng lượng khác nhau

B. số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác nhau

C. độ cao và độ to khác nhau

D. số lượng các họa âm khác nhau

Câu 4:(ID: 99414)Đoạn mạch điện xoay chiều gồm 3 phần tử R và L, C ghép nối tiếp. Độ lệch pha của điện áp đối với dòng điện trong mạch được cho bởi công thức

   A. tanφ = – R/Z

L

   B. tanφ = – Z

L

/R   C.tanφ = (Z

L

– Z

C

)/R   D.tanφ = -R/(√R

2

+ Z

2
L

)

Câu 5: (ID: 99415) Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x. Lần thứ hai, đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y. So sánh hai khoảng thời này thì thu được:   . Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả lần thứ nhất là

   A. √3             B. 3/2             C. 2/√3               D. 2

Câu 6:(ID: 99416) Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số ƒ = 40 Hz, tốc độ truyền sóng v = 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B là:

   A. 7.             B. 8.             C. 10.                D. 9.

Câu 7:(ID: 99417)Khung dây kim loại phẳng có diện tích S = 40 cm

2

, có N = 1500 vòng dây, quay `đều với tốc độ 3000 vòng/phút quay quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B = 0,01 (T). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có trị hiệu dụng gần  bằng

   A. 8,88 V.          B. 13,33 V.          C. 12,56 V.          D. 88,8 V.

Câu 8:(ID: 99418)Trong điều kiện không có ma sát và sức cản, điều kiện để dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa là :

   A. Biên độ góc a của dao động phải đủ nhỏ (a<10

0

)

   B.Chiều dài dây treo con lắc đủ lớn

   C. Khối lượng của vật năng phải đủ nhỏ để coi vật là chất điểm

   D. Vị trí cân bằng của con lắc phải có phương thẳng đứng

Câu9:(ID: 99419)Một máy phát điện gồm 8 tổ máy có cùng công suất P. Điện sản xuất ra được truyền đến nơi tiêu thụ với hiệu suất 90(%). Nếu khi chỉ còn một tổ máy thì hiệu suất truyền tải bằng bao nhiêu?

   A. 78,75(%)         B. 88,75(%)           C.  98,75(%)           D. 68,75(%)

Câu 10:(ID: 99420)Trong kỹ thuật điện tử, người ta dùng tia nào sau đây để biến điệu như sóng điện từ cao tần dùng để truyền tín hiệu đi trong không khí.        

   A. Tia  X.           B. Tia laze.         C. Tia hồng ngoại.        D. Tia tử ngoại.

Câu11:(ID: 99421)Phát biểu nào sau đâysaikhi nói về các loại dao động?

   A. Dao động duy trì có biên độ dao động không đổi theo thời gian.

   B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

   C. Dao động điều hòa có cơ năng không đổi theo thời gian.

   D. Dao động tắt dần có tốc độ tức thời của vật giảm liên tục theo thời gian.

Câu 12:(ID: 99422)Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Y-âng , trong vùng MN trên màn quan sát, người ta đếm được 13 vân sáng với M và N là hai vân sáng ứng với bước sóng l

1

= 0,45 mm. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay nguồn sáng đơn sắc với bước sóng l

2

= 0,60 mm  thì số vân sáng trong miền đó là:

   A.9               B.10             C.11               D.12

Câu 13: (ID: 99423) So với phản ứng phân hạch thì phản ứng nhiệt hạch

   A. có năng lượng tỏa ra trong mỗi phản ứng lớn hơn

   B. có thể điều khiển được quá trình phản ứng

   C. có nhiên liệu hiếm hơn trong tự nhiên.

   D. ít ô nhiễm môi trường hơn

Câu 14:(ID: 99424)Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Đầu trên gắn với điểm cố định Q, đầu dưới là vật nặng khối lượng m=400g. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa thì thấy: Trong 1 chu kỳ khoảng thời gian lực tác dụng lên điểm Q cùng chiều với lực kéo về tác dụng lên vật là T/6 và khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là 0,025s. Lấy g»p

2

.  Năng lượng dao động của con lắc là:

  A. 2,18J             B.2,00J            C.0,218J             D.0,02J 

Câu15:(ID: 99425)Đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp có điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch không đổi. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi:

   A. Thay đổi điện dung C để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại.

   B. Thay đổi tần số f để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt cực đại.

   C. Thay đổi điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại.

   D. Thay đổi độ tự cảm L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt cực đại.

Câu 16 :(ID: 99426) Xét 3 sơ đồ điện xoay chiều sau: Mạch (RL) (sơ đồ 1); mạch RC (sơ đồ 2); và mạch LC (sơ đồ 3). Cho R = Z

L

= 2Z

C

.

Thí nghiệm 1:Nối hai đầu mạch vào nguồn điện không đổi thì không có dòng điện qua mạch.

Thí nghiệm 2:Nối hai đầu mạch vào nguồn điện xoay chiều có biểu thức u = 100cosωt(V) thì dòng điện tức thời chạy qua đoạn mạch ấy có biểu thức là i = 5cos(ωt – 0,5π)(A). Người ta đã làm thí nghiệm với sơ đồ nào?

   A. Không có sơ đồ nào thỏa điều kiện thí nghiệm.       B. Sơ đồ 3.     C. Sơ đồ 1.                   D. Sơ đồ 2.

Câu 17:(ID: 99427)Trên một sợi dây đàn hồi dài 0,8 m, hai đầu cố định đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

   A. v = 4,0 m/s.       B. v = 1,6 m/s.       C. v = 1,0 m/s.        D. v = 2,0 m/s.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2016 – Đề số 4

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular