fbpx
Friday, March 29, 2024
HomeBộ đề luyện thi THPT Quốc giaMôn ĐịaĐề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2016 - Đề số...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2016 – Đề số 6

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa dưới đây được tổ chức thi thử lần 6 giúp các em thử sức với đề thi môn Địa theo cấu trúc của Bộ GD&ĐT.

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa

Câu1(2,0 điểm)

   1. Giải thích tại sao Duyên hải miền Trung nước ta lại có mùa mưa vào thu đông?

   2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá ở nước ta đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội?

Câu2(3,0 điểm)

   1. Chứng minh rằng trong những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu nước ta có những chuyển biến tích cực?

   2. Sự khác nhau về đặc điểm nổi bật giữa 2 vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu3(3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

Năm

Tốc độ

(%)

Trồng trọt

(nghìn tỉ đồng)

Chăn nuôi

(nghìn tỉ đồng)

Dịch vụ

(nghìn tỉ đồng)

1986

5,1

43,5

9,1

1,6

1990

1,6

49,6

10,3

1,9

1995

6,9

66,2

13,6

2,5

2000

5,4

90,9

18,5

2,7

2005

3,2

107,8

26,2

3,3

   1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ và giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta sau 20 năm Đổi mới?

   2. Qua biểu đồ em có nhận xét và giải thích gì về tốc độ và giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta sau 20 năm Đổi mới?

Câu4(2,0 điểm)

Phân tích khả năng, hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở trung du miền núi Bắc Bộ?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử đề số 6

Câu1.1. Nguyên nhân vùng Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông:

– Địa hình đón gió.

– Ảnh hưởng gió Đông Bắc.

– Ảnh hưởng của bão Biển Đông.

– Dải hội tụ nhiệt đới.

– Mưa giông.

2. Ảnh hưởng của đô thị hoá:

– Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Ví dụ…

– Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ sản phẩm hành hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo nguồn lao động có trình độ chuyên môn…

– Các đô thị lớn tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

– Hạn chế đô thị hoá nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, an ninh xã hội…

Câu2.1.– Trước Đổi mới hoạt động xuất nhập khẩu có quy mô nhỏ bé, mặt hàng manh mún, thị trường thu hẹp.

– Sau Đổi mới, hoạt động xuất nhập khẩu nước ta có chuyển biến tích cực, đó là quy mô xuất nhập khẩu tăng nhanh, mặt hàng ngày càng đa dạng (xuất hiện các măt hàng chủ lực), thị trường ngày càng mở rộng nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

– Năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu, hiện nay nước ta vẫn nhập siêu song về bản chất khác trước.

– Giá trị xuất khẩu tăng nhanh, năm 2005 đạt 32,4 tỉ USD; cơ cấu hàng xuất khảu gồm công nghiệp nặng và khoáng sản; nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; thị trường chính là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

– Giá trị nhập khẩu tăng nhanh, năm 2005 đạt 36,8 tỉ USD; cơ cấu hàng nhập khảu gồm nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần hàng tiêu dùng; thị trường chính là châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

– Nguyên nhân do đổi mới cơ chế xuất nhập khẩu…

2.* Đồng bằng sông Hồng

– Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; đất phù sa không được bồi đắp hàng năm do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; có mùa đông lạnh.

– Điệu kiện kinh tế – xã hội: Có mật độ dân số cao nhất nước ta; dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước; mạng lưới đô thị dày đặc tập trung nhiều trung tâm công nghiệp; Có quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

– Trình độ thâm canh khá cao, nhiều lao động; áp dụng giống mới, cao sản và công nghệ tiên tiến.

– Hướng chuyên môn hoá: Lúa cao sản, lúa chất lượng cao; cây thực phẩm đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày (đay, cói); chăn nuôi lợn, bò sữa (ven đô thị), gia cầm, nuôi thuỷ sản.

   * Đồng bằng sông Cửu Long.

– Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Các dải đất ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn; vịnh biển nông, ngư trường rộng; Các vùng rừng ngập mặn có tiền năng để nuôi trồng thuỷ sản.

– Điệu kiện kinh tế – xã hội: Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ; Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi; Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.

– Trình dộ thâm canh cao; sản xuất hàng hoá; sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp.

– Hướng chuyên môn hoá: Lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói…): Cây ăn quả nhiệt đới; thủy sản; gia cầm.

Câu3.1. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị ngành nông nghiệp kết hợp đường đồ thị thể hiện tốc độ phát triển ngành nông nghiệp.

Đúng, chính xác đẹp có chú giải, có tên biểu đồ.

2. – Ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đều tăng qua các năm là do chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta, trong đó ngành chăn nuôi phát triển nhanh nhất (dẫn chứng).

– Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp chậm và không đều (dẫn chứng).

Câu 4.

*  Khả năng phát triển:

– Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du…

– Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa Đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao.

® Thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

– Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.

*  Hiện trạng phát triển:

– Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.

– Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng…; cây ăn quả: mận, đào, lê… trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.

– Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

* Khó khăn:thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông ở Tây Bắc, cơ sở chế biến chưa cân xứng thế mạnh của vùng, khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quả cao, hạn chế nạn du canh, du cư.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular