fbpx
Saturday, April 20, 2024
HomeHướng nghiệpCông nghệ thông tinCopywriter – nghề dành cho người ưa thử thách

Copywriter – nghề dành cho người ưa thử thách

Nếu bạn đam mê viết lách, thích sự sáng tạo, ưa cái mới và không ngại thử thách, copywriter có thể sẽ là một lựa chọn không tồi khi bạn định hướng nghề nghiệp tương lai.

Copywriter là gì?

Tên gọi “copywriter” hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể hiểu tường tận được khái niệm này cũng như tính chất công việc của một copywriter.

Thuật ngữ “copywriter” được ghép từ hai từ “copy” (nội dung bằng lời trong một quảng cáo) và “writer” (người viết). Copywriter là người viết lời quảng cáo – chịu trách nhiệm viết nội dung nhằm quảng bá, giới thiệu về một công ty, tổ chức, cá nhân hay ý tưởng, quan điểm nào đó.

Công việc của một copywriter

Công việc của copywriter được gọi là “copywriting” và sản phẩm có thể được thể hiện bằng chữ viết hoặc các đoạn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. Những văn bản, nội dung quảng cáo này được dùng để thuyết phục công chúng mua hoặc đăng kí các sản phẩm, dịch vụ, cũng như bày tỏ ý kiến, niềm tin, hành động về một vấn đề đang gây sự chú ý.

Là một copywriter, bạn sẽ phải viết các bài giới thiệu, thông cáo báo chí; sáng tạo slogan, tiêu đề; viết thư, tagline, lời bài hát cho quảng cáo, kịch bản quảng cáo hay nội dung cho các tài liệu truyền thông của doanh nghiệp, các ấn phẩm quảng cáo như catalogue, brochure, website…, làm sao để sản phẩm và danh tiếng của công ty đến được với nhiều người nhất.

Trong một chiến dịch truyền thông, quảng cáo, copywriter cần phải phối hợp nhịp nhàng với Giám đốc nghệ thuật (Art Director) hoặc Giám đốc sáng tạo (Creative Director) để tạo ra những sản phẩm quảng cáo tốt nhất: Copywriter là người lên nội dung – Art Director và designer là những người hình thức hóa nó bằng các hình ảnh và âm thanh sống động, có sức thu hút đối với đối tượng tiếp nhận. Quy trình làm việc của copywriter đối với một chiến dịch quảng cáo thường là:

Thông thường, việc lên ý tưởng là công đoạn “hại não” nhất, đòi hỏi người copywriter phải “vận” hết các nơ-ron và “vốn liếng” về ngôn ngữ của mình để có thể sáng tạo ra những câu slogan nổi bật nhất, những nội dung, bài viết hay ho, thú vị và cuốn hút nhất. Thêm vào đó, những yêu cầu đôi khi khắt khe đến từng li của khách hàng cũng là một áp lực khiến copywriter phải vượt qua và cần gạt bỏ cái “tôi” của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Để có được nguồn ý tưởng dồi dào, một copywriter phải biết cách học hỏi, quan sát ngay từ chính những điều xung quanh mình, bởi đôi khi sáng kiến không đến từ những đêm ngồi “vắt óc”, vò đầu bứt tai mà chỉ chợt xuất hiện khi bạn đang dạo bước trên phố hay nghe được những câu chuyện của bạn bè, hàng xóm… Một cuốn sổ tay và cây bút là những vật dụng có thể coi là “bất ly thân” để người copywriter có thể ghi lại những ý tưởng bất chợt nảy sinh và rất ngẫu hứng của mình.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần phải thể hiện sự khác biệt thông qua những chiến dịch truyền thông, quảng cáo bài bản, chuyên nghiệp và độc đáo. Chính vì vậy, copywriter là một nghề đang rất “hot”, được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu và có nguyện vọng theo đuổi.

Là copywriter, bạn có thể làm việc trong các công ty truyền thông – quảng cáo (agency); các phòng quảng cáo của các tòa soạn báo, đài truyền hình, phát thanh; hoặc hoàn toàn có thể làm việc độc lập (freelance), tự làm việc và tìm kiếm khách hàng cho chính mình.

Mức lương trung bình cho một copywriter thuộc một công ty của Việt Nam là khoảng trên dưới 500 USD. Khi đã có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp, bạn nên đầu quân cho các agency của nước ngoài đặt tại Việt Nam như Saatchi&Saatchi, MindShare, Dentsu, Leo Burnett hay Ogilvy. Khi đó, mức lương của bạn lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn đô là chuyện bình thường.

Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành quảng cáo vẫn còn đang rất lớn, do đó không thiếu cơ hội việc làm cho các bạn trẻ, đặc biệt là tại thị trường tuyển dụng phía Nam.

Học copywriting ở đâu?

Hiện nay tại Việt Nam chưa có một trường lớp đào tạo chính quy về ngành Copywriting, tuy nhiên bạn có thể theo học các trường đại học có mở các ngành liên quan như: Khoa PR – Quảng cáo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Khoa Quan hệ công chúng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội), Khoa Marketing (ĐH Tài chính – Marketing), các ngành báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng, quảng cáo, marketing tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Ngoài ra, bạn có thể học copywriting với các khóa học ngắn hạn tại các học viện đào tạo về truyền thông như Học viện Truyền thông và Thương hiệu SAGE, Học viện Digital Marketing (Vinalink), PR Elite School…

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular