fbpx
Thursday, April 25, 2024
HomeTin tuyển sinh4 thay đổi có lợi cho thí sinh trong kì thi THPT...

4 thay đổi có lợi cho thí sinh trong kì thi THPT Quốc gia 2016

Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Quy chế thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH – CĐ 2016. Theo đó, các điều chỉnh trong bản quy chế sẽ khắc phục được những bất cập của kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh năm 2015 nhằm sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

Quy chế thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH – CĐ 2016 về cơ bản vẫn ổn định như năm 2015. Cụ thể thời gian thi vẫn sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 1 – 4/7/2016, thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ.

Cấu trúc đề thi vẫn giữ nguyên như năm 2015, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, tập chung chủ yếu vào kiến thức lớp 12. Đề thi sẽ có nhiều câu hỏi mở, phân hóa theo mức độ dễ 20% – trung bình 40% – khó 40%.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có một vài điều chỉnh nhằm khắc phục những bất cập của kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển năm 2015 cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Cụ thể:

1. Cụm thi: Nhằm đảm bảo các thí sinh không phải di chuyển xa trong kỳ xét tuyển, Bộ GD&ĐT cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức cụm thi THPT để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH – CĐ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng thí sinh phải di chuyển ra 38 cụm thi tập trung ở các thành phố như năm 2015

2. Công bố điểm thi: Nếu năm 2015, thí sinh theo dõi điểm thi trên website của Bộ GD&ĐT và các trường đại học thì năm nay, các đơn vị chủ trì cụm thi được quyền công bố kết quả của cụm thi. Việc điều chỉnh quy chế này sẽ giúp thí sinh và người nhà tra cứu kết quả thi một cách nhanh chóng, dễ dàng không phải chờ đợi quá lâu do có nhiều người truy cập tập trung vào một số mấy chủ gây nghẽn mạng như năm 2015.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Trong quá trình xét tuyển, thí sinh không bắt buộc phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi mà sẽ sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để đăng ký xét tuyển trong các đợt xét tuyển. Điều này sẽ giúp thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của các trường đại học mà không cần phải đến nộp đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

4. Nguyện vọng: Việc quy định mỗi đợt xét tuyển thí sinh được phép đăng ký xét tuyển ở nhiều trường (hai trường ở đợt 1, ba trường ở các đợt sau), mỗi trường tối đa hai ngành, vừa giúp thí sinh có nhiều lựa chọn để tăng cơ hội trúng tuyển vừa khắc phục tình trạng thí sinh liên tục và ồ ạt rút đăng ký xét tuyển từ trường này để nộp sang trường khác như đã xảy ra năm 2015.

Đồng thời việc quy định đăng ký xét tuyển ở mỗi trường đại học chỉ được tối đa hai ngành thay vì tới bốn ngành như quy định năm 2015 buộc thí sinh phải suy nghĩ nghiêm túc và cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn ngành học tránh tình trạng đăng ký theo kiểu “cứ ngành nào trúng tuyển là được” không quan tâm đến sở thích hay nguyện vọng của bản thân.

Trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Các trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GDĐT quy định để xác định và công bố công khai ngưỡng đăng ký xét tuyển vào ngành/nhóm ngành của trường; tổ chức xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển cho thí sinh.

Comments

comments

RELATED ARTICLES

Most Popular